Nứt kẽ hậu môn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

October 18, 2019
Bệnh Trĩ

Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý phổ biến xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này để phân biệt được với những bệnh khác xảy ra ở vùng hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bạn cố rặn khi đi đại tiện và phân của bạn bị cứng. Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý phổ biến xảy ra ở vùng hậu môn, trực tràng. Bệnh thường phổ biến hơn ở những người bước vào tuổi trung niên và gây đau rát, chảy máu mỗi khi đi đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên bệnh có thể biến chứng thành mãn tính và lúc này cần được điều trị bằng phẫu thuật. Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe của mình tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị sớm. Ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là gì?

Cũng giống như nhiều bệnh lý khác nứt kẽ hậu môn xảy ra do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà chúng tôi đề cập đến.

  • Khi vùng hậu môn, trực tràng bị viêm nhiễm sẽ làm xuất hiện các vết nứt. Đặc biệt khi có phân cứng đi qua sẽ làm rách niêm mạc da hậu môn.
  • Do táo bón kéo dài, khiến bạn thường xuyên phải rặn mạnh khi đại tiện. Việc rặn mạnh có thể khiến cho niêm mạc da ở hậu môn bị rách.
  • Khi có khối phân lớn hoặc cứng đi qua hậu môn cũng có thể gây nên vết rách ở niêm mạc da hậu môn khi cọ xát.
  • Tiêu chảy mãn tính cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
  • Mắc một số bệnh lý như bệnh Crohn, viêm ruột, giang mai, HIV… cũng dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
  • Một số nguyên nhân khiến lưu lượng máu ở vùng hậu môn bị giảm cũng sẽ làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn.
  • Một số chấn thương ở vùng hậu môn trực tràng như sang chấn sau khi sinh đẻ ở phụ nữ hoặc quan hệ tình dục thô bạo qua đường hậu môn, sau mổ cắt trĩ….

Những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn khá giống với một vài bệnh lý khác xảy ra ở vùng này. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau để nhận biết bệnh.

  • Có cảm giác đau khi đi đại tiện. Cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ sau khi bạn đi đại tiện.
  • Có máu màu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc trên bồn cầu sau khi đại tiện.
  • Luôn cảm thấy vùng hậu môn bị kích thích, ngứa, khó chịu.
  • Quan sát bằng mắt thường có thể thấy vùng da xung quanh hậu môn bị nứt có các mảng da thừa gần vết nứt.
  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy, mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng...

Đây là một số triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ngoài ra mỗi người có thể có những triệu chứng đi kèm khác nhau. Do đó khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào bạn nên thăm khám. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị thích hợp nhất.

Tác hại của bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng cũng gây ra không ít phiền toái cho sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. 

  • Khiến cho sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, lo lắng. 
  • Gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn.
  • Tăng nguy cơ mắc những bệnh lây nhiễm khác đặc biệt là những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Dẫn đến apxe hậu môn trực tràng, rò hậu môn thấp với lỗ rò ngoài.
  • Gây nhiễm trùng hậu môn, thậm chí gây nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến mãn tính, tái phát nhiều lần.
  • Tăng nguy cơ polyp hậu môn thậm chí biến chứng thành ung thư hậu môn. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bởi vậy khi có bệnh bạn nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Chữa dứt điểm để tránh bệnh biến chứng thành mãn tính ngăn chặn những tác hại nguy hiểm xảy ra.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể tự lành nhưng cũng có thể chuyển thành mãn tính và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Do vậy để bảo vệ sức khỏe tốt nhất khi có bệnh bạn nên điều trị sớm. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn:

Thông thường để chẩn đoán nứt kẽ hậu môn bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng những biện pháp như:

Khám lâm sàng, quan sát hậu môn có khó co thắt hoặc bị xơ cứng không. Quan sát tình trạng vết rách để chẩn đoán được chính xác tình trạng.

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:

  • Nội soi trực tràng với những bệnh nhân dưới 50 tuổi và không có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý ở ruột non hay ung thư đại tràng.
  • Nội soi đại tràng với những bệnh nhân trên 50 tuổi.
  • Đo áp lực hậu môn để đánh giá cơ thắt hậu môn và độ nhạy cảm hay chức năng trực tràng.

>> Xem thêm: phòng khám phụ khoa Bắc Ninh

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn:

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh sau khi thăm khám mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Đó có thể là một số phương pháp chữa bệnh sau đây.

Điều trị bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị chủ yếu, thuốc được sử dụng để điều trị bệnh có nhiều dạng. Thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm, chẳng hạn như:

  • Thuốc bôi Nitroglycerin, kem gây tê như Lidocain hydroclorid.
  • Thuốc uống huyết áp như Nifedipine hay Diltiazem để làm giãn cơ vòng hậu môn. Giúp đại tiện được dễ dàng hơn tránh gây thêm tổn thương cho vết nứt.
  • Ngoài ra có thể kết hợp với thuốc làm mềm phân, các loại thuốc giúp làm giảm cảm giác khó chịu từ vết nứt.

Điều trị bằng thuốc thường được áp dụng cho bệnh ở giai đoạn cấp tính. Thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.

Điều trị bằng phẫu thuật:

Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn mãn tính. Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ thực hiện một số phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn như:

  • Nong hậu môn
  • Cắt vết nứt hậu môn và khâu lại.
  • Phẫu thuật mở cơ thắt trong.
  • Phẫu thuật cắt bỏ vết nứt hậu môn kết hợp với cắt mở cơ thắt trong.
  • Phẫu thuật mở cơ thắt trong bằng hóa chất như nitroglycerin hay botulinum.
Lưu ý người bệnh nên lựa chọn những cơ sở điều trị uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được. Theo các chuyên gia y tế, để phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ăn uống khoa học, chú ý bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể để tránh táo bón.
  • Hạn chế tối đa việc ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích hay đồ uống có cồn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tích cực uống các loại nước ép rau củ.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, hạn chế dùng các loại giấy thơm hoặc ẩm ướt vì chúng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nên dùng các loại giấy mềm, sạch.
  • Khi bị táo bón không nên dùng sức để rặn khi đi đại tiện. Nên dùng nước muối ấm để thụt tháo phân và điều trị táo bón càng sớm càng tốt.
  • Nên tăng cường luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Khi có những dấu hiệu của viêm nhiễm vùng hậu môn nên nhanh chóng thăm khám càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh nứt kẽ hậu môn mà bạn có thể tham khảo. Nứt kẽ hậu môn dù không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho sinh hoạt. Gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người bệnh. Do vậy, khi có dấu hiệu bệnh bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.


Bài Viết Liên Quan

Mọi thông tin trên web chỉ mang tính chất tham khảo.